Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn dành cho dân kế toán

Tại 1 cty có 3 cán bộ vừa nghỉ hưu. Mỗi cán bộ được trả tiền trợ cấp 1 lần theo qui định của công ty.
Tiền trợ cấp mỗi người được hưởng là 20.000.000 đ. Hãy định khoản và tính các khoản thuế liên quan như thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp của cán bộ đó.
– Làm thế nào để xin được việc và tại sao tốt nghiệp loại khá mà vẫn thất nghiệp. Thực ra bây giờ số lượng KT ra trường rất nhiều, đi xin việc ở đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm. Vậy nếu bạn nào mới đi làm hoặc ít KN cũng vẫn nên tự tin và cố trau dồi cho mình 1 ít kinh nghiệm kế toán ( dù chỉ là trên lý thuyết). Còn khi va vấp làm sổ sách các bạn mới có KN thực tế được. Vậy để qua được vòng “ gửi xe” hãy cứ nắm chắc lý thuyết và “ chém gió” đã, khi đc nhận vào ta khẩn trương hoàn thiện kỹ năng sau. Tôi xin tư vấn 1 số câu hỏi hay gặp khi đi phỏng vấn vị trí kt.


Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí kế toán tổng hợp

1. Bạn hiểu công việc của 1 kế toán là gì? Trả lời : Lập và lưu trữ chứng từ đầy đủ, chính xác, sắp xếp chứng từ khoa học trên máy cũng như lưu ở tủ hồ sơ.
2. Nghề kế toán có giúp gì bạn trong cuộc sống không? Trả lời : Nghề kế toán trước tiên giúp tôi có thu nhập đủ để trang trải cuộc sống, nó giúp tôi quản lý việc chi tiêu cá nhân tốt hơn. Đồng thời nghề cũng giúp tôi tư duy khá tốt về các con số.
3. Nếu được nhận vào 1 cty chỉ có 1 mình bạn làm kế toán thì bạn sẽ tổ chức công việc kế toán của cty ntn? Trả lời : Tôi sẽ làm công việc của 1 kế toán TH bao gồm từ khâu nhập dữ liệu, lên sổ sách, lập các báo cáo thuế, báo cáo nội bộ, lập BCTC năm. Ngoài ra tôi sẽ làm công việc giao dịch với ngân hàng, các khách hàng và nhà cung cấp nếu cty yêu cầu.
4. Điều gì quan trọng nhất khi làm kế toán? Trả lời : Cẩn thận, chặt chẽ, chính xác.
5. Bạn có biết sử dụng phần mềm KT không? Nếu công ty ko SD PMKT thì bạn có đủ khả năng làm toàn bộ hệ thống sổ sách trên Excel. Nếu vậy bạn sẽ bắt đầu từ công việc gì đầu tiên? Trả lời : Tôi có khả năng sd thành thạo excel nên tôi hoàn toàn tự tin là mình có đủ khả năng làm sổ sách trên Excel, cũng như cách tạo chứng từ.
6. Bạn đã và đang làm việc tại cty cũ một thời gian khá dài, vậy tại sao bạn muốn tìm công việc khác? Trả lời : Đơn giản là tôi muốn thử sức mình trong 1 lĩnh vực khác ( tuyệt đối ko được kêu chán, ngại làm xa, cũng như nói xấu cty cũ)
7. Bạn đã từng làm KT tổng hợp nhưng nếu vì công ty phân công bạn làm kế toán bán hàng, bạn có sẵn sàng chấp nhận? Tôi hoàn toàn sẵn sàng.
8. Hãy nêu khái quát toàn bộ công tác kế toán của DN ?
Trả lời :
– Kế toán Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, ứng trước.,
– Kế toán vật tư hàng hóa
– Kế toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn.
– Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
– Kế toán CPSX và tính giá thành SP
– Kế toán bán hàng và xác định kết quả KD
– Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
9. Hiện nay có bao nhiêu chuẩn mực kế toán đang được áp dụng? 26 chuẩn mực.
10. Bạn có kinh nghiệm về kế toán, vậy kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?
…………
1. Công việc của một kế toán là:
Đối với từng kế toán :
– Kế toán thanh toán:
– Kiểm soát và theo dõi công nợ vật tư.
– – Cân đối số dư nợ của các nhà cung cấp và lên lịch thanh toán đối với từng đơn vị
– – Theo dõi và cân đối luồng tiền mặt và lên lịch thanh toán với ngân hàng, các đối tác tài chính và thanh toán tiền mặt trong nội bộ;
– Là đầu mối liên hệ với các nhà cung cấp liên quan đến công nợ; và
– Lập kế hoạch và báo cáo luồng tiền thực tế theo yêu cầu của Kế toán trưởng.
2- Kế toán chi tiết nội bộ:
– Vào sổ quỹ tiền mặt
– Đối chiếu số dư trên sổ sách của kế toán và thủ quỹ:
– Kiểm quỹ tiền mặt thực tế định kỳ và đột xuất;
– Theo dõi doanh thu
– – Theo dõi và đôn đốc thanh toán các khoản phải thu
– – Tập hợp chi phí, doanh thu hàng tháng vào sổ chi tiết các tài khoản đối ứng và lập báo cáo định kỳ, gồm:
÷ Báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan quản lý thuế
÷ Báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban Giám đốc Công ty
3- Kế toán ngân hàng:
– Mở tài khoản cho công ty và cá nhân tại các ngân hàng;
– Theo dõi giao dịch của tài khoản thông qua sổ phụ và chứng từ kèm theo;
– Lập hồ sơ vay vốn;
– Lập báo cáo với các Ngân hàng
– Làm thủ tục mua ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho những đơn đặt hàng ngoại; và
– Duy trì quan hệ với ngân hàng và đối tác tài chính.
4 – Kế toán thuế
– Lập tờ khai thuế hàng tháng cũng như tất cả các loại báo báo phải gửi lên cơ quan thuê.
– Lập chứng từ và vào các sổ kế toán liên quan.
– Lập BCTC năm
– Làm các công việc liên quan đến BHXH.
Ngoài ra nhà tuyển dụng còn đưa ra 1 số câu hỏi để bẫy người dự tuyển . VD như:

1. Tại 1 cty có 3 cán bộ vừa nghỉ hưu. Mỗi cán bộ được trả tiền trợ cấp 1 lần theo qui định của công ty.
Tiền trợ cấp mỗi người được hưởng là 20.000.000 đ. Hãy định khoản và tính các khoản thuế liên quan như thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp của cán bộ đó.
2. Cty có 1 mảng là tư vấn thiết kế ( hoặc bán phần mềm). Vậy chi phí để tính giá vốn cho khoản doanh thu do bán phần mềm ( hoặc thiết kế ) là gì?
3. Cty có tồn kho một 1 hàng đã nhiều năm, nay muốn xuất bán thấp hơn giá vốn thì phải làm ntn?
4. Cty xuất bán 1 lô hàng 500 sp, nhưng bị khách hàng trả lại 200 sp do lỗi. Vậy kế toán sẽ hạch toán cũng như giải quyết vấn đề này ntn?
5. Cty có mua 1 TSCĐ bằng nguồn vốn vay. Cách hạch toán?
6. Tờ khai thuế T3/2014 đã xong nhưng đến T4/2014 bạn mới phát hiện ra sót 01 tờ HĐ đầu vào chưa kê khai, bạn sẽ làm ntn?
Trả lời 6 câu hỏi trên
1. Khi trả tiền trợ cấp 1 lần hay tiền lương người LD chỉ chịu duy nhất khoản thuế TNCN còn thuế GTGT và TNDN chỉ dành cho công ty. Nếu bạn nào mà hạch toán Nợ 642/Có 334, có 33311, 3334 là sai đấy nhé.
2. Cty có mảng tư vấn thiết kế thì phần chi phí chính là tiền lương phải trả cho nhân viên thiết kế.
3. Cty tồn kho 1 lô hàng đã nhiều năm nay thanh lý bán thấp hơn giá vốn ( vấn đề này đã tranh cãi rất nhiều) riêng tôi đã hạch toán và làm như sau ( phần này cty tôi đã QT thuế và được chấp nhận)
– Lập 1 hội đồng xử lý hàng hóa ( hoặc tài sản) để thẩm định số hàng hóa bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ ( hoặc thanh lý). Ghi rõ nguyên nhân phải hủy bỏ. Ghi rõ giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
– Mức độ tổn thất thực tế của từng mặt hàng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ KT trừ đi (-) giá trị thu hồi do thanh lý.
– Hội đồng thẩm định gồm : Chủ tịch HDQT, Tổng GĐ cty, kế toán , người chứng kiến.
Ngoài ra cty vẫn phải XUẤT HÓA ĐƠN GTGT CHO SỐ HÀNG THANH LÝ.
Cty phải gửi lên chi cục thuế nhứng giấy tờ sau:
– Đề nghị xin hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng : ghi rõ tên hàng, số lượng, ngày nhập, ngày hết hạn, giá trị lô hàng.
– Biên bản kiểm tra hàng tồn kho.
– Quyết định cho phép hủy hàng tồn kho của lãnh đạo cty.
– Biên bản hủy hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến.
4. Cty xuất bán lô hàng 500 sp nhưng bị khách hàng trả lại 200 sp do lỗi. Vậy kế toán sẽ hạch toán như sau:
Cty sẽ xuất 1 hđ GTGT điều chỉnh giảm giá trị lô hàng do bị trả lại. Lô hàng này đã xuất kho nên ko thể hủy tờ hđ cũ. Các hạch toán cho 200 sp bị trả lại:
Nợ TK 531 ( Theo QĐ 15) Hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 5212 ( theo QĐ 48)
Nợ TK 33311
Có TK 131, 711
5. Cty có mua 1 TSCĐ bằng nguồn vốn vay ; Nợ TK 211/ Có TK 311.
6. Tờ khai thuế T3/2014 đã xong nhưng đến T4/2014 bạn mới phát hiện ra sót 01 tờ HĐ đầu vào chưa kê khai, bạn sẽ làm ntn? Kê vào T4/2014 bình thường vì từ năm 2014 không còn giới hạn thời gian kê đầu vào.
Còn nhiều câu hỏi rất hiểm ác khác mà đôi khi nhà tuyển dụng làm khó người xin việc.
Yêu cầu khác khi đi nộp hồ sơ cũng như xin việc:
– Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt, hạn chế mặc quần jeans ( vào làm ở cty rồi thì mặc jeans thoải mái vì quần jeans chỉ phù hợp đi chơi, dã ngoại ko phù hợp cho 1 buổi phỏng vấn). nếu là con gái nên trang điểm nhẹ, con trai sơmi quần âu cắm thùng nghiêm chỉnh.
– Hồ sơ xin việc nên tự làm không nên khai theo bản bán sẵn.
– Đơn xin việc đánh máy ( chỉ viết tay khi cty yêu cầu) trong đơn nêu rõ quá trình học tập cũng như quá trình công tác của bản thân.
– Khi xin vào công ty nào nên nghiên cứu xem cty đó hoạt động trong lĩnh vực gì để hiểu cty thì trả lời sẽ ổn.
– Không nói quá nhiều về bản thân, không tranh luận cũng như phản đối cãi lại người phỏng vấn.
Trên đây là những chia sẻ vô cùng bổ ích mà không phải ai làm kế toán cũng nắm vững hết được. Xin cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hay tới mọi người.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *