Những cách trình bày thư giới thiệu để tạo ấn tượng

Đây là phần rất quan trọng, cho dù là nhà tuyển dụng hay đối tác làm ăn, bạn mới… họ đều rất lưu ý bởi vì họ cần biết bạn đã nhận ra khuyết điểm, đấu tranh khắc phục hoặc từ bỏ như nào?
Khi gặp người mới quen, ai cũng đều phải trải qua quá trình giới thiệu bản thân. Chúng ta nói bất cứ gì mình thích, miễn sao việc tự giới thiệu ấy đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong hoàn cảnh đó, đồng thời không làm người kia cảm thấy khó chịu hay không có thiện cảm.

Đối với những cuộc gặp gỡ mang tính chất xã giao hay giao lưu đơn thuần, yêu cầu của phần giới thiệu bản thân cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh trang trọng hơn, nghiêm túc hơn, lời giới thiệu buộc phải rõ ràng, mạch lạc

Đơn cử như trong trường hợp phỏng vấn xin việc, trong một cuộc đàm thoại làm ăn, thư công việc hoặc trong hoàn cảnh mang tính chất ngoại giao, lời giới thiệu cần rõ ràng, đầy đủ thông tin và phải tuân theo một số yêu cầu, chuẩn mực của một bài giới thiệu bản thân.

Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ cách viết hay, chuẩn bị cho một bài giới thiệu bản thân đầy đủ, có đáp ứng một số yêu cầu nhất định.

Mục đích yêu cầu chính của bài giới thiệu bản thân là bố cục phải rõ ràng, đủ ý, mạch lạc, giọng điệu khiêm tốn nhưng tự tin, tuy mềm mỏng nhưng dứt khoát, thành thực nhưng không cục mịch. Bài giới thiệu phải nêu bật được ý chí, tài năng, niềm tin, sự quyết tâm và phải chiếm được tình cảm, sự lưu tâm của người đọc, người nghe.

Bố cục của một bài giới thiệu nên chia làm sáu phần:

1. Thông tin khái quát bản thân

– Tên, tuổi, nghề, quê quán, tình trạng hôn nhân.

– Chỗ ở hiện tại, cách liên hệ với bạn.

– Cha, mẹ (không cần kể tên, tuổi) nghề nghiệp, xuất thân… để người khác hiểu thêm chút về xuất thân của mình.

2. Kinh nghiệm học tập và làm việc

Học tập

– Trường cấp 3: Khái quát quá trình học tập, môn giỏi, giáo viên yêu thích, thành tích, tại sao chọn trường và ngành đại học của bạn.

– Đại học: Giới thiệu sơ lược về trường và khoa. Nhận xét, cảm tưởng về trường, lớp, bạn, giáo viên, khóa học, thành tích, hoạt động, chiến dịch đã tham gia…

Làm việc

– Công việc một: Làm sao có được, làm bao lâu, tại sao nghỉ, học được gì từ công việc?

– Công việc hai: Giống như trên…

– Công việc hiện tại: Mô tả sơ lược và ngắn gọn công việc hiện tại, làm gì trong công ty, làm bao lâu, thích không, công việc thú vị không, sẽ đổi việc không?

3. Quá trình hoàn thiện bản thân

Đây là phần rất quan trọng, cho dù là nhà tuyển dụng hay đối tác làm ăn, bạn mới… họ đều rất lưu ý bởi vì họ cần biết bạn đã nhận ra khuyết điểm, đấu tranh khắc phục hoặc từ bỏ như nào? Bao nhiêu điều ấy sẽ thể hiện bạn là người thông minh, dũng cảm, có ý chí, cầu tiến, cầu toàn ra sao?

Bởi vì đây là bài chuẩn bị mẫu về giới thiệu bản thân nên bạn phải viết ra hết tất cả những điều, việc, thói quen, định kiến… nói chung là những thứ trước kia bạn bị hạn chế, thiếu sót, vụng về, tự ti, cạn nghĩ và bạn đã sửa chữa, cải thiện, khắc phục, tiêu trừ ra sao?

Trong những tình huống giao tiếp với đối tượng và mục đích cụ thể, bạn chỉ nên chọn ra vài điểm thích hợp để nói, không nên kể hết vì dễ trở nên dông dài, gây nhàm chán cho người nghe (có thể nói thêm nếu người nghe muốn biết thêm).

4. Tính cách

Lưu ý là không cần kể thói quen, sở thích hoặc cá tính bản thân vì điều đó là sự riêng tư của bạn, và người nghe không cần biết điều đó. Thậm chí họ còn cảm thấy phiền lòng vì bạn quá thân thiết không cần thiết.

Bạn có thể kể ra ba tính cách và giải thích ngắn gọn tại sao mình nghĩ vậy.

Ví dụ, bạn nói mình thân thiện, bạn nên nói một số ý như sau: Tôi thích gặp gỡ và kết bạn, tôi thích nghe người khác nói, chia sẻ quan điểm. Tôi không muốn làm bạn tôi buồn, tôi có nhiều bạn, tôi thích giúp đỡ người khác, tôi không nóng giận, hay mất bình tĩnh một cách dễ dàng, nói lời tục tĩu là không chấp nhận được…

5. Kế hoạch tương lai

Một người thông minh luôn biết định hướng cho cuộc sống của mình, dĩ nhiên anh ta cũng biết định hướng và lên kế hoạch cho bất cứ việc gì anh ta sẽ làm. Người nghe sẽ đánh giá cao bạn vì điều đó.

– Bạn nên chia kế họach ra làm hai phần: Ngắn hạn và dài hạn.

Ngắn hạn: Tìm được việc tốt, học thêm kỹ năng, ngoại ngữ, để dành tiền đóng góp giúp đỡ cho gia đình…

+ Dài hạn: Mở công ty hay việc kinh doanh riêng, học lên cấp cao hơn, xây nhà, đóng góp cho quê hương, đất nước.

Lưu ý là kế hoạch này không được mâu thuẫn với tính cách, và chuyên môn học vấn của bạn.

6. Triết lý sống

Người thành công trước tiên phải là người có ý chí, kỷ luật và nguyên tắc. Người ta nói: “Người sống không chí hướng giống như thuyền không lái, ngựa không cương, lông bông không ra gì”.

Triết lý sống sẽ thể hiện niềm tin cuộc sống, trình độ tư duy và ý chí sinh tồn của bạn. Do vậy, bạn hãy chọn một câu nói, một trích dẫn, một câu danh ngôn mà bạn tin tưởng, yêu thích và hãy giải thích thật súc tích ý nghĩa của nó.

Đó là những phần nên có trong bài giới thiệu của bạn. Bạn nên tập viết thật nhiều lần, viết bằngtiếng Việt trước, đừng e ngại khả năng văn học khiêm tốn của mình. Tôi nói bạn nghe, sự thật bao giờ cũng là sự thật. Bạn cứ thật lòng, chân tình, cầu thị… thì bài giới thiệu của bạn vẫn hay, đáng tin hơn bất cứ bài văn nào với câu từ bay bổng nhưng không thực tâm.

Theo kinh nghiệm cá nhân, thường thì học trò của tôi phải viết ít nhất 5 bài bằng tiếng Việt trở lên thì mới có được một bài giới thiệu bản thân tương đối hay, sau đó mới bắt đầu dịch qua tiếng Anh.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *